Ta nhanh tay lẹ mắt, đứa nhỏ chưa chạm đất đã vội bế lên, định bọc vào tấm vải đỏ đã chuẩn bị sẵn.
Thoạt nhìn, đứa nhỏ cũng như bao đứa nhỏ khác.
Nhưng khi nó xoay người, ta mới kinh hãi phát hiện trên lưng nó mọc ra hơn mười cánh tay nhỏ xíu.
“A…”
Cả người ta lạnh toát, suýt chút nữa đánh rơi đứa nhỏ.
Tựa hồ cảm nhận được nỗi sợ hãi của ta, nó ngáp một cái, mở to đôi mắt tròn xoe, không khóc cũng không quấy, chỉ lặng lẽ nhìn ta.
“Hôm nay ta chết ở đây, âu cũng là số mệnh. Nhưng nữ nhi của ta lại có tạo hóa khác thường, không phải mệnh yểu.” Tân nương nhà họ Dương thều thào.
“Cô… các cô, rốt cuộc là giống loài gì?” Ta run rẩy hỏi.
Khóe môi thâm tím của tân nương nhà họ Dương nở nụ cười thê lương.
“Ta vốn là nhân sâm tu luyện ngàn năm, vì báo ân mà giáng thế. Nay duyên trần đã dứt, ân oán cũng xem như đoạn tuyệt. Nữ nhi của ta cũng là nhân sâm tinh.”
Ta dừng bước, lùi lại phía sau, lòng đầy kinh hãi. Nhân sâm thì ta từng nghe, nhưng nhân sâm tinh thì chưa từng gặp, huống hồ tân nương nhà họ Dương chẳng có chút yêu khí nào.
Nàng nâng niu đứa nhỏ trong lòng, dịu dàng như nước. “Bà xem.”
Ta cúi đầu nhìn. Nào đâu còn thấy đứa nhỏ, chỉ thấy một củ nhân sâm nhỏ nhắn, mười mấy rễ con vươn ra, nằm yên tĩnh trong tấm vải.
Ta kinh ngạc, thốt lên: “Thì ra cốt nhục của nhân sâm tinh lại có hình dạng thế này.”
Rồi cười khổ, tự nhủ: “Trước khi nhắm mắt xuôi tay, được chứng kiến kỳ sự thế này, cũng coi như không uổng một đời người.”
Tân nương nhà họ Dương quyến luyến nhìn con, rồi trao cho ta, dặn dò: “Ta có cách giúp bà và con ta bình an rời khỏi đây, chỉ mong bà hãy chiếu cố con ta chu đáo.”
Củ nhân sâm nhỏ bé trên tay bỗng trở nên nặng trĩu.
Ta thấy lòng cũng nặng theo, bèn nói với tân nương nhà họ Dương: “Cô không sợ bà già này đem bán con cô sao? Một củ nhân sâm nặng vài cân, cũng là một vị thuốc quý giá.”
“Bà sẽ không làm vậy.” Nàng kiên định nói: “Bởi vì bà là Vương Xảo Thủ.”
***
Khi ta lên thuyền trở về, câu chuyện thiếu phu nhân nhà họ Dương là yêu tinh đã lan truyền khắp nơi.
Lái thuyền đang thao thao bất tuyệt: “Tân nương mặt mày xanh xao, nanh vuốt sắc nhọn, lao vào mọi người, suýt nữa thì cắn nuốt cả nhà họ Dương. Lúc ấy, đoán xem chuyện gì đã xảy ra?”
Hắn cố tình ngừng lại.
Một nam nhân mặt đen ngồi đối diện ta sốt ruột thúc giục: “Có gì thì mau nói, đừng quanh co lòng vòng nữa!”
Lái thuyền mới kể tiếp: “Đúng lúc nguy cấp, Phật châu của phu nhân nhà họ Dương bỗng tỏa hào quang rực rỡ, chiếu thẳng vào yêu phụ. Ả gào lên một tiếng thảm thiết, hiện nguyên hình. Mọi người xúm lại xem, hóa ra đó là một cây nhân sâm to lớn như nữ nhân!”
Chung quanh, tiếng hít hà vang lên. Mãi một lúc sau mới có người lắp bắp: “Một củ nhân sâm lớn như vậy, chẳng phải bổ dưỡng vô cùng sao?”
Lái thuyền dậm chân, bộ dạng như vừa đánh mất bảo vật: “Đáng tiếc, nhân sâm tinh vừa lộ nguyên hình không bao lâu, liền mục rữa, hóa thành một đống bùn nhão hôi thối nồng nặc. Đừng nói chúng ta, đến phu nhân cũng xót xa vô cùng. Củ nhân sâm lớn như vậy mà!”
Có kẻ lại hỏi: “Thế còn con của yêu phụ ấy đâu?”
Lái thuyền đẩy mạnh cây sào, đáp: “Nghe đồn là bị yêu phụ nuốt chửng, cũng có kẻ nói là bị bà đỡ lén ôm đi mất.”
Dứt lời, hắn thở dài não nuột: “Cũng mấy cân nhân sâm đấy chứ!”
Ta nghe xong, liền vô thức siết chặt chiếc gùi.
Bên trong, tiểu nhân sâm tinh vẫn đang say ngủ.
Tân nương nhà họ Dương quả thật đã giao cho ta một vấn đề nan giải.
Đám người kia đã nhòm ngó tiểu nhân sâm, e rằng phủ họ Dương cũng chẳng sớm thì muộn sinh lòng nghi hoặc.
Vì nó, chẳng biết còn bao nhiêu chuyện thị phi sẽ tìm đến ta.
Ta thầm than thở trong lòng, nhưng biết làm sao được, mẹ nó từng có ân nghĩa với ta.
Hồi ta còn bé, khi mẹ sinh hạ đệ đệ, bà đã khó sinh vô cùng.
Bà đỡ xem xét tình hình, chỉ hỏi cha: “Giữ lớn hay giữ nhỏ?”
Cha do dự một hồi, rồi hỏi ngược lại: “Trong bụng có phải là nhi tử?”
Bà đỡ gật đầu: “Mông nó đã lộ ra, là tiểu lang quân. Mau quyết định đi, chỉ chốc lát nữa thôi nó sẽ tắt thở trong bụng mẹ mất.”
Cha nghiến răng: “Giữ nhỏ.”
Từ đằng xa, ta nghe thấy tiếng mẹ gào thét thảm thiết, tiếng kêu ai oán như loài cầm thú hấp hối, khiến lòng ta nặng trĩu.
Cha không cho ta đến gần, ta bèn lén nấp sau đống rơm rạ, len lỏi hai ngón tay gầy guộc qua khe hở mà nhìn trộm.
Trước mắt chỉ thấy một màu đỏ thẫm.
Hạ thân của mẹ tựa như ngâm trong đầm máu.
Mẹ lúc này đau đớn đến ngất lịm, chẳng còn hơi sức mà rên rỉ.
Bà đỡ cầm kéo cắt đứt cửa sinh, rồi thò tay vào trong, lôi đệ đệ ta từ bụng mẹ ra.
Nhưng, đệ đệ cuối cùng cũng không giữ được mạng sống.
Bà đỡ sơ suất, để dây rốn quấn lấy cổ, khiến đệ đệ ta chết ngạt.
Cha một lúc mất đi hai người thân yêu, chỉ sau một đêm tóc đã điểm bạc.
Thế nhưng mấy năm sau, ông lại vui mừng khôn xiết mang về cho ta mẹ mới.
Bà con xóm giềng đều gọi người đó là A Lương.
Ta vẫn một mực gọi bà là dì Lương, mặc cho cha trách phạt, chẳng hề đổi.
Dì Lương cũng chẳng ép buộc, bà hiền hòa như nước, nhỏ nhắn nhưng lại khỏe mạnh, tháo vát vô cùng.
Dần dà, ta cũng quý mến bà.
Đôi khi, ta nghĩ mẹ đã đi xa, dì Lương lại xem ta như con ruột, ta nợ bà một tiếng “mẹ”.
Nhưng tiếng “mẹ” ấy cứ mắc nghẹn nơi cổ họng, chẳng sao thốt ra được.
Ta vẫn nhớ rõ ngày dì Lương sinh nở, lòng ta nặng trĩu, tựa như hồi nhỏ lén nhìn mẹ vượt cạn.
Ta gần như chạy thẳng đến túp lều cỏ nơi bà lâm bồn.
Thuở ấy, biết bao nữ nhân phải sinh con nơi vệ đường hay bãi tha ma lạnh lẽo, túp lều cỏ này là do Thái Thú năm xưa cho dựng lên, vừa để tránh kinh động thánh giá khi xe ngựa đi ngang, vừa là nơi trú ngụ cho những nữ nhân sắp sinh.
Vừa đến nơi, ta đã nghe tiếng bà đỡ thở dài não nề, âm thanh ấy như đóng băng huyết mạch trong ta.
Cha đang tất tả mượn nồi nấu nước sôi, hơi nóng bốc lên nghi ngút.
Bà đỡ lắc đầu: “Không ổn rồi.”
Đầu óc ta ong ong: “Sao lại không ổn? Bà xem, thân hình dì Lương khỏe mạnh như vậy, sao lại không vượt qua được?”
Bà đỡ nhìn ta như nhìn một đứa nhỏ non nớt: “Tiểu nương tử chưa trải sự đời, nào biết hiểm nguy nơi quỷ môn quan này. Dù mạnh mẽ đến đâu, sinh con cũng là giằng co với Diêm Vương.”
Cuối cùng, dì Lương cũng như mẹ năm xưa, đầm đìa máu tươi, nằm lặng lẽ trên tấm chiếu cỏ lạnh lẽo.
Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.
Bình luận về Chương 2
BÌNH LUẬN